Counter-Strike 2

Counter-Strike 2

Not enough ratings
NVIDIA Reflex: Độ trễ thấp nhất trong Counter-Strike 2
By NV_Tim
Trong hướng dẫn chính thức này của NVIDIA, hãy tìm hiểu xem độ trễ là gì, cách NVIDIA Reflex giảm độ trễ, cách kiểm tra và đo lường độ trễ một cách nhất quán trong Counter-Strike 2, cũng như cách tối ưu hóa PC để có trải nghiệm tối ưu ở mọi cài đặt đồ họa.
   
Award
Favorite
Favorited
Unfavorite
NVIDIA Reflex là gì?
NVIDIA Reflex[www.nvidia.com] trong Counter-Strike 2 giúp giảm độ trễ hệ thống để hành động của bạn diễn ra nhanh hơn, mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trong các trận đấu nhiều người chơi, cũng như giúp các tựa game chơi đơn phản hồi tốt hơn và thú vị hơn.

https://www.youtube.com/watch?v=96jRLXyjeao
Cách bật NVIDIA Reflex
Để bật NVIDIA Reflex trong Counter-Strike 2, hãy làm theo các bước đơn giản sau:
  • Mở game
  • Vào phần "Cài đặt"
  • Điều hướng đến phần "Video"
  • Điều hướng đến phần "Video nâng cao"
  • Đặt "Độ trễ thấp của NVIDIA Reflex" thành "Đã bật"
Lưu ý: Tùy chọn "Đã bật + Tăng tốc" có thể giảm thêm độ trễ, nhưng đổi lại sẽ cần thêm một chút tài nguyên và tốc độ khung hình bị giảm đi đôi chút. Trong Counter-Strike 2, cài đặt này chỉ được đề xuất cho những game thủ ưu tiên độ trễ thấp nhất hơn so với tốc độ khung hình cao nhất.


Độ trễ là gì?
Độ trễ hệ thống, thường được gọi là "giật hình đầu vào", là khoảng trễ giữa hành động của người chơi và hành động hiển thị trên màn hình. Trong các game như Counter-Strike 2, ngay cả khoảng trễ nhỏ cũng có thể tác động đến tương tác game, từ đó tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Khoảng trễ này là kết quả từ hiệu ứng tích lũy của một vài yếu tố, bao gồm thời gian thiết bị ngoại vi kết nối với PC, thời gian xử lý của PC và tốc độ làm mới của màn hình. Hiện tượng này được gọi là "Độ trễ hệ thống đầu cuối".



Các loại độ trễ

Có hai loại độ trễ chính:
  • Độ trễ mạng: Thời gian để hệ thống của bạn kết nối với máy chủ và dịch vụ của game khi chơi trực tuyến. Vì PC không thể kiểm soát hiện tượng này mà dựa trên đặc thù kết nối Internet cũng như khoảng cách của bạn với máy chủ của game nên không thể đo độ trễ mạng qua số liệu thống kê về độ trễ của hệ thống.
  • Độ trễ hệ thống: Toàn bộ thời gian phản hồi đầu cuối trong hệ thống chơi game của bạn. Quá trình này bắt đầu từ độ trễ của thiết bị ngoại vi, khoảng trễ từ thiết bị đầu vào của bạn; tiến trình thông qua Game và Độ trễ render, bao gồm quá trình xử lý của CPU và render của GPU được gọi là Độ trễ PC; và kết thúc bằng Độ trễ màn hình, thời gian cần thiết để khung hình đã render được hiển thị trên màn hình.

Tác động của độ trễ đối với tương tác game

Độ trễ ảnh hưởng đến tương tác game theo vài cách –
  • Ví dụ: Bạn có thể nhấp chuột khi tâm ngắm đang ngắm vào đối thủ, nhưng phát bắn vẫn có thể bị trượt do độ trễ tích lũy. Điều này gây ra khoảng trễ giữa những gì đang diễn ra trong trạng thái game và những gì người chơi cảm nhận được trên màn hình.
  • "Lợi thế của kẻ nhìn lén" cũng bị ảnh hưởng bởi độ trễ hệ thống – khi hai người chơi ở cùng khoảng cách từ một góc với cùng một mức ping mạng, người chơi có độ trễ hệ thống thấp hơn sẽ phát hiện đối thủ trước khi đối thủ nhìn thấy họ.
  • Ngoài ra, độ trễ hệ thống cao có thể khiến việc ngắm bắn trở nên không nhất quán và khó dự đoán hơn, đặc biệt là trong các game yêu cầu chuyển động nhanh và chính xác. Tóm lại, độ trễ hệ thống càng cao thì góc nhìn của người chơi càng trễ so với thực tế của game.

Vai trò của NVIDIA Reflex trong việc giảm độ trễ

NVIDIA Reflex giảm độ trễ bằng cách tối ưu hóa quy trình render trên CPU và GPU, loại bỏ các hiện tượng ngưng trệ nhờ việc đồng bộ hóa từng bước quy trình. Reflex hiệu quả nhất khi hệ thống đang tận dụng hết GPU – hoặc khi GPU đang ở mức hiệu suất cao – vì tính năng này ngăn CPU chạy trước GPU, điều có thể gây ra sự tích lũy trong hàng đợi render và làm tăng độ trễ.

Reflex Off



Reflex On – Làm trống hàng đợi render, đồng bộ hóa CPU & GPU




Đo lường độ trễ
Nhìn chung, tốc độ khung hình (FPS) cao hơn tương quan với độ trễ hệ thống thấp hơn. Tuy nhiên, mối tương quan này không phải là tỷ lệ 1:1. Để hiểu rõ hơn, hãy quay lại và ngẫm về cách chúng ta có thể đo lường mức tương tác của mình với PC.

Độ trễ, thời gian xuất khung hình và số khung hình trên giây

Số khung hình trên giây (FPS)Đầu tiên, đó là số lượng hình ảnh mà màn hình có thể hiển thị mỗi giây. Con số đó chính là tốc độ thông lượng và có tên gọi là FPS (Số khung hình trên giây).

Độ trễ hệ thống đầu cuối (còn gọi là Độ trễ hệ thống) Cách thứ hai là thời gian để hành động của chúng ta được phản ánh trên một trong những hình ảnh đó – khoảng thời gian được gọi là Độ trễ hệ thống đầu cuối (thường được gọi là Độ trễ hệ thống).

Nếu chúng ta có một PC render được 1000 FPS, nhưng phải mất một giây để tín hiệu đầu vào truyền đến màn hình thì đó sẽ là trải nghiệm tệ. Ngược lại, nếu các hành động của chúng ta diễn ra tức thì nhưng tốc độ khung hình lại ở mức 5 FPS thì đó cũng sẽ không phải là trải nghiệm tuyệt vời.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần cân nhắc về Thời gian xuất khung hình.

Thời gian xuất khung hìnhThời gian xuất khung hình là thời gian cần thiết để một khung hình được render. Được đo bằng mili giây (ms), lý tưởng nhất là game thủ muốn các khung hình được truyền tải ở tốc độ tương đương trong suốt quá trình chơi.

Tuy nhiên, nếu một khung hình mất lần lượt 6 ms, 16 ms và 29 ms để render, việc phân phối khung hình rõ ràng là không nhất quán.

Điều này khiến nhận thức của bạn về tương tác game trở nên không nhất quán, ảnh hưởng đến việc bạn nhấp chuột hoặc thực hiện chuyển động. Ví dụ: Trong các game đi cảnh khó nhằn, bạn phải nhấn nút nhảy vào đúng thời điểm để vượt qua khoảng trống một cách an toàn.

Khi chơi, bạn sẽ có được ký ức cơ bắp và rèn luyện sự phối hợp giữa tay với mắt để biết thời điểm cần nhấn nút. Nhưng nếu thông tin đầu vào đột ngột bị trì hoãn, bước nhảy của bạn có thể bị lệch và bạn sẽ rơi xuống hố. Trong một game bắn súng mang tính cạnh tranh như Counter-Strike 2, việc phân phối thời gian xuất khung hình nhất quán thậm chí còn quan trọng hơn, ảnh hưởng đến các cú vẩy chuột, bắn tỉa, v.v..

Do đó, để tối ưu hóa tương tác game, chúng ta cần tốc độ khung hình nhanh, phân phối khung hình mượt mà và độ trễ hệ thống thấp.


Cách đo độ trễ

Để đảm bảo trải nghiệm chơi game nhanh nhạy, điều mấu chốt là phải đo lường được độ trễ và xác định xem hệ thống của bạn có chạy tốt hay không. Có ba cách để đo độ trễ trong Counter-Strike 2: Lớp phủ hiệu suất của GeForce Experience[nvidia.custhelp.com], Reflex Analyzer[www.nvidia.com]FrameView[www.nvidia.com].

Nhìn chung, Độ trễ PC là chỉ số dễ tiếp cận nhất và là chỉ số chính nên được dùng khi tối ưu hóa cài đặt game, cài đặt Windows hay bất kỳ cài đặt phần mềm nào khác trên PC của bạn.



Chỉ số này có sẵn trong cả GeForce Experience và Frameview. Với GeForce Experience, bật Lớp phủ trong game và nhấn ALT + R để xem Độ trễ PC trong game.

Nếu bạn chưa quen với việc đo độ trễ bằng NVIDIA Reflex Analyzer, hãy xem hướng dẫn[www.nvidia.com] của chúng tôi để làm quen.

Nếu bạn muốn dùng FrameView, sau đây là cách bắt đầu:

  • Tải xuống và cài đặt FrameView[www.nvidia.com]
  • Khởi chạy FrameView (Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng[images.nvidia.com])
  • Khởi chạy Counter-Strike 2
  • Một lớp phủ từ FrameView sẽ hiển thị khi ứng dụng FrameView đang chạy.
  • Lớp phủ FrameView sẽ hiển thị – lưu ý PCL cơ sở với Reflex OFF
  • Bật Reflex trong game để quan sát quá trình giảm độ trễ

Khi nắm rõ kết quả về độ trễ, bạn có thể tinh chỉnh cài đặt trên hệ thống, đo lường các cải tiến, cũng như xác định các khía cạnh hoạt động kém hiệu quả của PC. Đối với những người chơi thích sự cạnh tranh và mong muốn có cơ hội chiến thắng cao nhất, việc thử nghiệm, tinh chỉnh và nâng cấp là ưu tiên của game và Reflex Latency Analyzer là công cụ đầu tiên giúp điều này trở thành hiện thực với độ chính xác toàn diện.
Cài đặt nâng cao
Đối với những người muốn giảm độ trễ hệ thống và chơi Counter-Strike 2 ở chế độ cài đặt thấp, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh khác để tối đa hóa hiệu suất.

V-SYNC Bật hay Tắt?

Tùy chọn tắt V-SYNC là một cách chắc chắn để giảm độ trễ của hệ thống, vì điều này gây ra áp lực ngược từ màn hình tác động đến toàn bộ hệ thống, làm tăng độ trễ đáng kể. Hãy nhớ tắt tính năng này trong NVIDIA Control Panel và cả trong game.



Tuy nhiên, nếu màn hình của bạn có tốc độ làm mới biến thiên, như màn hình NVIDIA G-SYNC[www.nvidia.com], bạn có thể tận dụng cả hai khía cạnh: không bị xé hình (nếu FPS của bạn thấp hơn tốc độ làm mới) và không gặp Độ trễ do V-SYNC.

Đối với những game thủ G-SYNC không muốn bị xé hình khi FPS cao hơn tốc độ làm mới của màn hình, việc giữ V-SYNC BẬT trong khi sử dụng NVIDIA Reflex sẽ tự động giới hạn tốc độ khung hình ở dưới tốc độ làm mới, ngăn chặn áp lực ngược của V-SYNC, loại bỏ hiện tượng xé hình và duy trì độ trễ thấp nếu bạn thấy GPU bị giới hạn dưới tốc độ làm mới của màn hình.

Lưu ý: Phương pháp này sẽ dẫn đến độ trễ cao hơn một chút so với việc bạn chỉ để FPS chạy không bị giới hạn khi bật NVIDIA Reflex.

Kích hoạt Chế độ ưu tiên quản lý công suất tối đa

Trình điều khiển đồ họa NVIDIA từ lâu đã có một tùy chọn có tên là "Chế độ quản lý điện năng". Tùy chọn này cho phép game thủ chọn cách GPU vận hành trong các tình huống tận dụng hết CPU. Khi bị quá tải, GPU sẽ luôn chạy ở hiệu suất tối đa. Tuy nhiên, khi GPU không bị quá tải thì có khả năng là sẽ tiết kiệm được điện năng bằng cách giảm xung nhịp GPU trong khi vẫn duy trì FPS.



Chế độ Prefer Maximum Performance (Ưu tiên hiệu suất tối đa) sẽ ghi đè các tính năng tiết kiệm điện năng trong GPU và cho phép GPU luôn chạy ở mức xung nhịp cao hơn. Những xung nhịp cao hơn này có thể giảm độ trễ trong các trường hợp CPU được tận dụng hết qua việc đánh đổi bằng mức tiêu thụ điện năng cao hơn. Chế độ này được thiết kế cho những game thủ muốn loại bỏ độ trễ đến từng micrô giây, bất kể mức tiêu thụ điện năng.

Với GPU Dòng GeForce RTX 30 và 40, chúng ta có thể đặt giá trị xung nhịp này cao hơn trước, cho phép GPU đặt mục tiêu độ trễ render thấp nhất có thể ở mức tuyệt đối khi CPU được tận dụng hết. Người dùng có GPU cũ hơn vẫn có thể bật chế độ Prefer Maximum Performance (Ưu tiên hiệu suất tối đa) và giữ xung nhịp ở tần số cơ bản.

Ép xung & tinh chỉnh

GeForce Experience[www.nvidia.com] tích hợp tính năng ép xung tự động an toàn cho phép game thủ tăng hiệu suất chỉ với một lần nhấp, giúp giảm độ trễ render. Chỉ cần nhấn Alt + Z trên bàn phím để mở GeForce Experience, chọn mục "Hiệu suất", bắt đầu quá trình đo điểm chuẩn và không sử dụng máy tính trong khi máy tính hoạt động.



Bộ tinh chỉnh tự động nâng cao này quét GPU của bạn để tìm điểm trội trong tần số tối đa tại mỗi điểm điện áp trên đường cong. Sau khi tìm kiếm và áp dụng các cài đặt phù hợp cho GPU, ứng dụng này cũng kiểm tra lại và duy trì tinh chỉnh của bạn theo thời gian, giữ cho sự tinh chỉnh của bạn ổn định.

Người dùng nâng cao thậm chí có thể tăng hiệu suất GPU bằng các ứng dụng ép xung, mặc dù việc ép xung quá cao có thể gây ra sự không ổn định và sự cố. Ngược lại, khả năng tự động tinh chỉnh của GeForce Experience nhắm đến hiệu suất ổn định, đảm bảo game của bạn liên tục chạy mượt mà.

BẬT Chế độ chơi game của Windows

Việc bật Chế độ chơi game của Windows[support.xbox.com] sẽ giúp ưu tiên các tiến trình được liên kết với game của bạn. Điều này có thể giúp giảm độ trễ nhờ việc cho phép CPU tập trung vào hoạt động thu thập thông tin đầu vào của bạn và giả lập game.

Cách bật tính năng:
  • Nhấn nút Bắt đầu trên Windows, rồi chọn Cài đặt
  • Chọn Chơi game > Chế độ chơi game
  • Bật Chế độ chơi game

Tối đa hóa tốc độ làm mới của màn hình

Kiểm tra để đảm bảo màn hình của bạn được đặt ở tốc độ làm mới tối đa. Tốc độ làm mới cao hơn (được đo bằng Hz) sẽ giúp giảm độ trễ quét.

Để xác nhận bạn đang chạy ở tốc độ làm mới cao nhất mà màn hình có thể cung cấp, hãy mở NVIDIA Control Panel -> thay đổi độ phân giải -> tốc độ làm mới. Đặt tốc độ làm mới thành cao nhất có thể. Bạn có thể phải thay đổi độ phân giải thành độ phân giải gốc để chạy ở tốc độ làm mới tối đa được liệt kê trên hộp hoặc trang sản phẩm.



BẬT chế độ Chỉnh thời gian phản hồi màn hình

Sử dụng chế độ chỉnh thời gian phản hồi màn hình ở mức vừa phải để giúp cải thiện thời gian phản hồi điểm ảnh. Bạn nên bắt đầu ở cấp độ đầu tiên của chế độ chỉnh thời gian phản hồi – đối với hầu hết các màn hình, đây là cài đặt "bình thường". Bạn có thể đặt cấu hình cài đặt này trong menu cài đặt của màn hình ở chế độ hiển thị trên màn hình. Tuy nhiên, việc chỉnh thời gian phản hồi quá mức có thể tạo ra hiệu ứng gây mất tập trung và làm mất đi lợi ích của thời gian phản hồi.

BẬT Chế độ G-Sync Esports

Nếu màn hình của bạn hỗ trợ chế độ G-SYNC Esports[www.nvidia.com], việc bật tùy chọn này trên menu cài đặt của màn hình sẽ đảm bảo các cài đặt như đèn nền thay đổi bị tắt và màn hình đang chạy ở hiệu suất tối đa – giúp giảm hơn nữa hiện tượng độ trễ xử lý hiển thị.

Tăng tốc độ gửi tín hiệu của chuột

Tăng tốc độ gửi tín hiệu của chuột lên mức tối đa. Tốc độ gửi tín hiệu là tốc độ máy chủ USB (PC của bạn) yêu cầu thông tin từ thiết bị. Đối với các thiết bị tốc độ thấp hoặc đầy đủ thì đó là 1000 Hz. Tốc độ gửi tín hiệu cao hơn có nghĩa là chuột của bạn có thể cung cấp các lần nhấp và chuyển động thường xuyên hơn cho PC.

Tốc độ gửi tín hiệu thấp, chẳng hạn như 125 Hz sẽ làm tăng độ trễ hệ thống trung bình tới 3 ms so với tốc độ gửi tín hiệu 1000 Hz! Nếu chuột của bạn có tốc độ gửi tín hiệu có thể điều chỉnh, bạn thường có thể tìm thấy tùy chọn này trong phần mềm của chuột hoặc bằng cách nhấn một nút trên chuột.


Xem xét việc giảm chất lượng hình ảnh

Game thủ thể thao điện tử chuyên nghiệp thường giảm cài đặt đồ họa để tăng khả năng quan sát của người chơi và tăng tốc độ khung hình. Dẫu vậy, việc các giải đấu áp dụng mức độ trung thực hình ảnh cụ thể đã phần nào hạn chế xu hướng này, đòi hỏi người chơi phải "làm quen" với đồ họa.

Nếu không tập luyện cho các giải đấu chuyên nghiệp, bạn có thể giảm cài đặt đồ họa để tăng tốc độ khung hình và giảm độ trễ.

Tìm hiểu chuyên sâu về độ trễ
Nhờ khả năng tối ưu hóa độ trễ hàng đầu trong ngành và NVIDIA Reflex, GPU GeForce RTX mang đến độ trễ hệ thống ở mức thấp nhất trong Counter-Strike 2, giúp tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội chiến thắng cho bạn.

Đó không phải là một tuyên bố táo bạo, mà là "nói có sách, mách có chứng" với dữ liệu trong thời gian 3 năm từ thử thách ngắm bắn của KovaaK, với việc game thủ GeForce sử dụng Reflex ở các tựa game mang tính cạnh tranh nhất, cùng dữ liệu từ nghiên cứu chuyên sâu của riêng chúng tôi.

Hãy cùng kiểm nghiệm các cú vẩy chuột trong CS:GO: trong tích tắc, bạn phải ngắm trúng mục tiêu, vẩy để ngắm và nhấp chuột với độ chính xác đáng kinh ngạc, đòi hỏi độ chính xác đến từng mili giây. Nhưng bạn có bao giờ cảm thấy bất kể bạn làm gì, các cú vẩy chuột của bạn vẫn không ổn định không?

https://www.youtube.com/watch?v=1wRZqj424Fg

Hành động ngắm bắn bao gồm một loạt các chuyển động phụ – các hiệu chỉnh trong tiềm thức dựa trên vị trí hiện tại của tâm ngắm so với vị trí của mục tiêu. Ở độ trễ cao hơn, thời gian của vòng lặp phản hồi này tăng lên dẫn đến độ chính xác kém hơn. Ngoài ra, ở độ trễ trung bình cao hơn, độ trễ thay đổi nhiều hơn, có nghĩa là cơ thể bạn trở nên khó dự đoán và thích ứng hơn. Kết quả cuối cùng là khá rõ ràng – độ trễ cao đồng nghĩa với độ chính xác kém hơn.

Trong một nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện, độ trễ thấp hơn có tác động lớn khi đo lường độ chính xác của cú vẩy chuột:


Trong các game mang tính cạnh tranh, FPS và tốc độ làm mới (Hz) cao hơn giúp giảm độ trễ, mang lại khả năng cao hơn cho tín hiệu đầu vào được hiển thị trên màn hình. Ngay cả sự giảm độ trễ nhỏ cũng có tác động đến hiệu suất vẩy chuột. Trong một blog của Esports Research, nhóm Nghiên cứu của NVIDIA đã khám phá những cách mà các mức độ trễ hệ thống khác nhau ảnh hưởng đến hiệu suất của người chơi.

Họ phát hiện ra rằng ngay cả sự chênh lệch nhỏ về độ trễ hệ thống – 12 ms so với 20 ms, cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong hiệu suất ngắm bắn.

Trên thực tế, sự khác biệt trung bình trong việc thực hiện hoạt động ngắm bắn (thời gian cần thiết để ngắm và bắn mục tiêu) giữa PC 12 ms và PC 20 ms được đo là 182 ms – chênh lệch gấp khoảng 22 lần về độ trễ hệ thống.

Đặt vấn đề này dưới một góc nhìn khác, với cùng độ khó mục tiêu, trong máy chủ CS:GO 128 tick, cú bắn của bạn sẽ trúng mục tiêu trung bình 23 tích tắc trước đó trên thiết lập PC 12 ms. Tuy nhiên, hầu hết các game thủ đều chơi trên hệ thống có độ trễ hệ thống từ 50 – 100 ms!



Vậy điều này có giúp game thủ thực sự thành công hơn trong game không? Việc chơi giỏi game bắn súng mang tính cạnh tranh không chỉ đơn thuần là kỹ năng máy móc. Cảm giác chơi game nhạy bén và chiến lược trận mạc dày dạn có thể giúp bạn hướng tới chiến thắng thay vì thất bại. Tuy nhiên, khi xem dữ liệu của mình, chúng tôi thấy có mối tương quan tương tự giữa FPS cao hơn (độ trễ thấp hơn) và tỷ lệ K/D (Hạ/Bị hạ).



Mối tương quan này hoàn toàn không phải là mối quan hệ nhân quả. Nhưng khi áp dụng logic ở trên cho mối tương quan này, chúng tôi thấy có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ cho tuyên bố rằng FPS cao hơn và độ trễ hệ thống thấp hơn dẫn đến việc tăng tần suất bắn trúng mục tiêu, từ đó tăng tỷ lệ Hạ/Bị hạ.

Chúng tôi hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp bạn giảm độ trễ trong Counter-Strike 2!
Cài đặt tối ưu hóa
Với những người muốn chơi Counter-Strike 2 với độ trung thực hình ảnh được cải thiện ở FPS cao nhất có thể, bạn nên áp dụng các cài đặt này.

1080p


1440p
Những cân nhắc về phần cứng
Ngoài ra, còn một số cân nhắc về phần cứng khi xác định cách giảm độ trễ. Nếu đã thử mọi cài đặt ở trên, bạn cũng có thể xem xét một số điều chỉnh đối với thiết lập của mình.

Chuột & bàn phím có độ trễ thấp hơn

Chuột và bàn phím có thể nằm trong phạm vi độ trễ từ 1 ms đến xấp xỉ 20 ms! Mousespecs.org có một danh sách tuyệt vời về các kết quả đo độ trễ để giúp bạn tìm hiểu về độ trễ của chuột. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý – vẫn còn có các yếu tố khác ngoài độ trễ cần xem xét khi chọn một con chuột hay, chẳng hạn như trọng lượng, tốc độ gửi tín hiệu tối đa, khả năng hỗ trợ không dây và kiểu dáng phù hợp với tay bạn.

Lưu ý: Độ nhạy của chuột sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến độ trễ của chuột. DPI cao hơn không có nghĩa là độ trễ thấp hơn. Đừng ngại giảm DPI xuống nếu bạn muốn có độ nhạy thấp hơn.

Màn hình có tốc độ làm mới cao hơn

Nói chung, việc tăng tốc độ làm mới trên màn hình là một trong những cách tốt nhất để giảm độ trễ màn hình.

Màn hình tối ưu với tốc độ làm mới cao nhất được chứng nhận để hoạt động với NVIDIA Ultra Low Motion Blur 2[www.nvidia.com] (ULMB 2). Khi được kích hoạt, ULMB 2 sẽ mang đến độ rõ nét của chuyển động hiệu quả ở mức tối đa là 2.160 Hz, đem đến trải nghiệm tuyệt đỉnh khi chơi game cạnh tranh.

Tìm hiểu chi tiết về các màn hình chơi game tối tân này tại đây[www.nvidia.com].

Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích của màn hình siêu nhanh, lý tưởng nhất là hệ thống của bạn cần cung cấp số khung hình trên giây tương đương.

Phần cứng khác

Tại một số thời điểm, cách tốt nhất để giảm độ trễ hệ thống đầu cuối là nâng cấp lên bộ GPU, CPU và RAM nhanh hơn.

Khi xét tới hai chỉ số Độ trễ của game và Độ trễ khi render được Reflex Latency Analyzer cung cấp trong Counter-Strike 2, bạn có thể xác định xem việc nâng cấp CPU hay GPU sẽ có lợi hơn cho hệ thống hiện tại của mình:

  • Nếu Độ trễ của game (Thời gian cần thiết để CPU xử lý tín hiệu đầu vào hoặc các thay đổi đối với thế giới và gửi khung hình mới tới GPU để được render) ở mức cao, hãy xem xét chọn CPU nhanh hơn
  • Nếu Độ trễ khi render (Thời gian từ khi khung hình trong hàng được render đến khi GPU render toàn bộ khung hình) ở mức cao, hãy xem xét chọn GPU GeForce RTX nhanh hơn (Độ trễ khi render cũng có thể được đo thông qua lớp phủ hiệu suất Alt + Z của GeForce Experience trong mọi game)